Sổ hộ khẩu
-Theo Điều 24, Luật cư trú 2006, Sổ hộ khẩu hay hộ khẩu, là sổ được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình đã đăng ký thường trú. Giá trị của sổ này là để xác định nơi thường trú của công dân. Mẫu sổ hộ khẩu được phát hành bởi Bộ Công an. Việc cấp, cấp lại, đổi, sử dụng và quản lý sổ này được Bộ Công an thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
-Hiện nay thống kê thấy có 39 loại thủ tục liên quan đến đời sống người dân, yêu cầu phải có hộ khẩu. Sổ hộ khẩu gắn liên với công dân xuyên suốt từ lúc sinh ra tới khi mất đi. Từ việc làm giấy khai sinh cho đến giấy chứng tử. Thực hiện thừa kế, vay ngân hàng để kinh doanh. Hay sử dụng các dịch vụ xã hội, như xin học, mua nhà, lắp đặt Internet, công tơ điện, nước, điện thoại… Đến việc xác nhận cư trú, cấp biển số xe …
Cấp hộ chiếu – 1 trong 39 thủ tục hành chính cần hộ khẩu.
-Sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình
+Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là chủ hộ. Trách nhiệm của chủ hộ là hướng dẫn các thành viên thực hiện đúng điều luật cư trú.
+Nhiều người có quan hệ gia đình ở chung một địa điểm thì được cấp chung một sổ hộ khẩu.
+Nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp thì mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu.
-Sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân
Sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+Người có đủ năng lực hành vi và có chỗ ở độc lập với gia đình của người đó, người sống độc thân.
+Người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác.
+Thương, bệnh binh, người thuộc diện chính sách ưu đãi của Nhà nước, người già yếu, cô đơn, người tàn tật và các trường hợp khác được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung.
+Chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo sống tại cơ sở tôn giáo.
Thủ tục xin cấp sổ hộ khẩu
-Chuẩn bị hồ sơ
+Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu
+Giấy chuyển hộ khẩu
+Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc Trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh.
-Thành phần hồ sơ
–Trường hợp hộ gia đình, hoặc cá nhân ngoài địa bàn xã/thị trấn thuộc huyện đến đăng ký thường trú trên địa bàn:
-Gửi hồ sơ

-Trả kết quả
Quy định mới về dần xóa bỏ Sổ hộ khẩu
-Nghị quyết 112/NQ-CP được thủ tướng chính phủ ký ban hành. Thông qua việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an. Có hiệu lực từ ngày 30/10/2017.
Bộ Công an họp báo về bỏ sổ hộ khẩu.
Theo đó, hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng sổ hộ khẩu bị bãi bỏ và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
-Đây là tập hợp thông tin cơ bản được số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin. Thời gian chính thức bỏ hoàn toàn sổ hộ khẩu phụ thuộc vào việc hoàn thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cơ sở dữ liệu này thể hiện 15 thông tin cơ bản của công dân. Đồng thời kết nối với các bộ ngành đang quản lý các thông tin khác. Triệt để đơn giản hóa thủ tục, giấy tờ công dân. Theo đó, 15 trường thông tin cơ bản về công dân sẽ được tổ chức thu thập, cập nhật gồm:
+Họ, chữ đệm và tên khai sinh
+Ngày, tháng, năm sinh;
+Giới tính;
+Nơi đăng ký khai sinh;
+Quê quán;
+Dân tộc;
+Tôn giáo;
+Quốc tịch;
+Tình trạng hôn nhân;
+Nơi thường trú;
+Nơi ở hiện tại;
+Nhóm máu;
+Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;
+Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ, quan hệ với chủ hộ;
+Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
-Bộ Công an cho biết: 30/10/2017 Nghị quyết 112 thông qua phương án bỏ sổ hộ khâu. Việc này cần có lộ trình thực hiện vì ảnh hưởng nhiều khía cạnh dân cư. Bộ Công an sẽ phải thực hiện nhiều công việc để rút gọn các loại giấy tờ thủ tục hành chính. Ít nhất đến năm 2020 mới bỏ hoàn toàn hộ khẩu giấy